Kết quả tìm kiếm cho "Đề nghị công nhận TP. Long Xuyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 101
TP. Long Xuyên trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh từ năm 2020. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, địa phương hướng đến “thương hiệu” đô thị trẻ, năng động, có vị trí địa lý kinh tế - chính trị quan trọng trong hệ thống các đô thị khu vực ĐBSCL. Để gầy dựng được điều đó, rất cần huy động nội lực lẫn ngoại lực, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tổng thể.
Chiều 16/10, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi làm việc với TP. Long Xuyên nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 9 tháng và định hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.
Hiện nay, trong giai đoạn tỉnh lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới, các cơ quan, ban, ngành tăng cường tuyên truyền, tổ chức hội nghị chuyên đề tham quan, tìm hiểu về vùng đất cổ Óc Eo – Ba Thê. Qua đó, giới thiệu cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân thêm hiểu biết về di sản văn hóa Óc Eo – Ba Thê.
“TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đang có chỉ số cải cách hành chính (CCHC) rất thấp (xếp thứ 10/11 huyện, thị xã, thành phố). Địa phương đã phân tích sâu, mổ xẻ nguyên nhân chủ quan, khách quan; đề ra giải pháp cải thiện các chỉ số. Việc cải thiện này không phải để “đẹp thành tích”, mà phải hướng đến mục tiêu bền vững, thực chất, đáp ứng được sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp” – Bí thư Thành ủy Long Xuyên Huỳnh Quốc Thái thông tin.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.
An Giang có lợi thế vị trí chiến lược địa kinh tế, địa chính trị, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông và là vùng nông nghiệp đặc hữu với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt... mang đến nhiều cơ hội, tiềm năng để tỉnh phát triển trên các trụ cột kinh tế - xã hội (KTXH). Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) phấn đấu trở thành thành phố văn minh, hiện đại gắn với kiến trúc đô thị sông nước mang tính đặc trưng riêng, có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị của vùng ĐBSCL… theo định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngoài nguồn lực sẵn có, địa phương cần huy động thêm nhiều nguồn lực khác để đầu tư phát triển.
TP. Long Xuyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm của vùng tam giác phát triển TP. Hồ Chí Minh – TP. Cần Thơ - Phnom Penh (Vương quốc Campuchia). Đồng thời, đây là đô thị có tỷ trọng thương mại, dịch vụ cao nhất trong hệ thống 12 đô thị tỉnh lỵ của vùng ĐBSCL (cơ cấu trên 80%). Nếu phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế này, địa phương sẽ càng vươn mình bứt phá.
TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) hiện là đô thị có tỷ trọng thương mại, dịch vụ (trên 80%) cao nhất trong hệ thống 12 đô thị tỉnh lỵ của vùng ĐBSCL; cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi nhanh theo hướng ứng dụng công nghệ đạt giá trị cao. Kết quả này phần nào đáp ứng mục tiêu Nghị quyết 02-NQ/TU, ngày 20/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển TP. Long Xuyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Sáng 17/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU, ngày 20/4/2020 về xây dựng và phát triển TP. Long Xuyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Hiện nay, hàng loạt phong trào thi đua được TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) phát động, triển khai hiệu quả, như: Thi đua thực hiện công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; xây dựng nền quốc phòng toàn dân; kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC); đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC)… Các phong trào được gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, cuộc vận động của địa phương, động viên toàn thể Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức hăng hái hưởng ứng.
Việc tổng kiểm tra nhiều tiệm vàng, cửa hàng buôn bán vàng là cần thiết nhằm chấn chỉnh, kiểm soát chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ.